Tin tức






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
TTHC Cấp xã: Lĩnh vực QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG (05 TTHC)
Lượt xem: 240

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC

QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG

 

STT

TÊN/NHÓM THỦ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TRANG

 

1

Lĩnh vực dân quân tự vệ:

- Trợ cấp đối với dân quân bị ốm hoặc đối với thân nhân khi dân quân bị tai nạn dẫn đến chết.

 

1-2

 

 

 

 

2

Lĩnh vực động viên quân đội:

- Đăng ký tạm vắng đối với phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội(chủ phương tiện là cá nhân).

- Xóa đăng ký tạm vắng đối với phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội(chủ phương tiện là các nhân).

 

 

 

2-3

 

 

 

 

3

Lĩnh vực nghĩa vụ quân sự:

- Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.

- Đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị.

- Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung.

- Đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập.

- Đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập.

- Đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng.

- Đăng ký miễn gọi nhập ngũ thời chiến.

 

 

 

3-4-5

 

 

 

 

 

 

4

Lĩnh vực chính sách:

- Thủ tục giải quyết chế độ hưu trí đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia chiến tranh.

- Thủ tục giải quyết chế độ trở cấp 01 lần đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, có đủ từ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, cơ yếu đã phục viên xuất ngũ, thôi việc ( đối tượng từ trần ).

 

 

 

 

 

5-6-7-8-9-10-11

 

 

5

 

 

Lĩnh vực bảo hiểm xã hội:

-Giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan binh sĩ trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 01/4/2000.

 

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DQTV THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ

 

1. trợ cấp đối với dân quân bị ốm hoặc đối với thân nhân khi dân quân bị tai nạn dẫn đến chết

 

 

 

 

 

 

 

 

Trình tự thực hiện

Bước 1:  Dân quân tự vệ trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động, huy động hoặc làm nhiệm vụ theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân, dân y theo quy định;

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương lập 01 bộ hồ sơ, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho dân quân;

Bước 4:  Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho dân quân; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chi trả; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã.

 

 

 

Cách thức thực hiện

 

Trực tiếp tại trụ sở UBND xã

 

 

Thành phần số lượng hồ sơ

+ Thành phần hồ sơ;

a) Đơn đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân. ban hành kèm theo.

b) Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện;

c) Quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; quyết định điều động hoặc huy động hoặc kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

2. Trợ cấp đối với dân quân bị tai nạn hoặc đối với thân nhân khi dân quân bị tai nạn dẫn đến chết

 

 

 

 

 

 

 

 

Trình tự thực hiện

 

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1. Dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính, môi trường điện tử đơn đề nghị trợ cấp tai nạn hoặc chết kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế cấp (nơi đã cấp cứu, điều trị cho Dân quân tự vệ), biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động hoặc giấy chứng tử, trích lục khai tử đối với trường hợp chết cho cơ quan quân sự địa phương. Dân quân thuộc đơn vị Dân quân tự vệ của cấp nào tổ chức thì gửi đơn đề nghị cho cơ quan quân sự địa phương cấp đó; trường hợp không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện;

Bước 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương lập 01 bộ hồ sơ. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định;

Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trợ cấp cho dân quân;

Bước 4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho dân quân; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chi trả; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã.

b) Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính, môi trường điện tử.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn gồm: Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho Dân quân tự vệ) cấp theo mẫu quy định, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên; trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;

+ Hồ sơ hưởng trợ cấp chết gồm: Đơn đề nghị trợ cấp chết kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú, bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử; trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến chết thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, hồ sơ theo quy định, cụ thể:

- 10 ngày làm việc đối với cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh hoặc cơ quan quân sự địa phương cấp huyện, cấp xã. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

- 05 ngày làm việc đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- 10 ngày làm việc đối với Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chi trả.

Đối với các trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh hoặc cơ quan quân sự địa phương cấp huyện, cấp xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan thực hiện:

Cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh hoặc cơ quan quân sự địa phương cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chức năng có liên quan.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định trợ cấp cho dân quân.

Mức hưởng:

- Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng như quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi xuất viện. Nếu tai nạn làm suy giảm khả năng lao động 5% thì được hưởng 7.450.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm 1% thì được hưởng thêm 745.000 đồng;

- Trường hợp bị tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 53.640.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng;

- Trường hợp bị ốm đau dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 7.450.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn, trợ cấp chết: Thực hiện theo mẫu đơn quy định Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Dân quân tự vệ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Dân quân tự vệ trong trường hợp sau:

+ Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động hoặc huy động theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;

+ Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

- Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ bị tai nạn không được hưởng chế độ trợ cấp.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Dân quân tự vệ ngày 22 tháng 11 năm 2019;

- Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ.

 

 

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Trụ sở UBND

 

 

 

 

 

 

Thành phần số lượng hồ sơ:

) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn gồm: Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho Dân quân tự vệ) cấp theo mẫu quy định, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên; trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;

+ Hồ sơ hưởng trợ cấp chết gồm: Đơn đề nghị trợ cấp chết kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú, bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử; trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến chết thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

 

3. Đăng ký tạm vắng đối với phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội (chủ phương tiện là cá nhân)

 

 

Trình tự thực hiện

Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi đưa phương tiện kỹ thuật hoạt động ngoài địa bàn của tỉnh hoặc từ khi làm xong thủ tục cầm cố, thế chấp, cầm giữ phương tiện kỹ thuật, chủ phương tiện kỹ thuật (hoặc người đại diện) phải trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã (nếu là cá nhân) và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (nếu là cơ quan, tổ chức) để đăng ký phương tiện kỹ thuật tạm vắng.

Bước 2: Cơ quan quân sự huyện kiểm tra và ghi tên Phương tiện kỹ thuật vào Sổ đăng ký Phương tiện kỹ thuật tạm vắng

Cách thức thực hiên

 

Trực tiếp tại trụ sở UBND xã.

Thành phần số lượng hồ sơ

+ Thành phần hồ sơ:

a. Giấy thông báo Phương tiện kỹ thuật tạm vắng có xác nhận của tổ chức (nếu là tổ chức), hoặc Ủy ban nhân dân xã (nếu là cá nhân)

b. Sổ đăng ký Phương tiện kỹ thuật tạm vắng

+ Số lượng hồ sơ: 01(bộ)

 

4. Xóa đăng ký tạm vắng  đối với phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bộ xung cho lực lượng thường trực của quân đội ( chủ phương tiện là cá nhân)

a) Trình tự thực hiện.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi phương tiện kỹ thuật không còn hoạt động ngoài địa bàn của tỉnh hoặc không còn cầm cố, thế chấp, cầm giữ thì chủ phương tiện kỹ thuật (hoặc người đại diện) trực tiếp đến Ban Chi huy quân sự cấp xã để xóa tên trong sổ đăng ký phương tiện kỹ thuật tạm vắng;
- Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tiếp nhận, ghi vào sổ đãng ký phương tiện kỹ thuật tạm vắng.
b) Cách thức thực hiện (sửa đổi): Trực tiếp tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
*     Thành phần hồ sơ (sửa đổi): Giấy tờ liên quan đến hoạt động của phương tiện hoặc hết thời hạn cầm cố, thế chấp, cầm giữ phương tiện;
*      Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết (bổ sung): Ngay sau khi kết thúc đăng ký.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính (sửa đổi):
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Chỉ huy quân sự cấp xã;
+ Cơ quan thực hiện: Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xóa tên phương tiện kỹ thuật trong sổ đăng ký phương tiện kỹ thuật tạm vắng.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính (bổ sung):
+ Nghị định số 168/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ quy định danh mục và chế độ, thủ tục đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội; 

STT

Bộ hồ sơ gồm

1

Bản khai của thân nhân đối tượng đề nghị hưởng chế độ hỗ trợ

2

Giấy tờ gốc hoặc giấy tờ có liên quan (bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở trong nước hoặc ở nước ngoài) chứng minh là người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế hoặc dân công hỏa tuyến

3

Giấy ủy quyền của đối tượng (bản chính; 01 bản) có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

trình tự thực hiện

 

5.Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu

 

Bước 1: Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện ký lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự, giấy chứng đăng ký nghĩa vụ quân sự và giao cho Ban CHQS xã thực hiện.

Bước 2: Hồ sơ

+ Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu).

Bước 3: Trình tự thực hiện

+ Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký nghĩa vụ quân sự, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân;

+ Sau khi nhận được Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, công dân thuộc đối tượng có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân, tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu tại nơi cư trú;

 

6. Đăng ký nghĩa vụ bổ xung.

 

 

 

 

 

Trình tự thực hiên

Bước 1: Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự phải đăng ký bổ sung tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự.”

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự, công dân phải trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung;

Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung; sửa đổi, bổ sung những thông tin thay đổi của công dân vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ, Sổ đăng ký quân nhân dự bị, Phiếu quân nhân dự bị. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung tại nơi cư trú;

Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện về đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện bổ sung những thông tin thay đổi của công dân vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ, Sổ đăng ký quân nhân dự bị, Phiếu quân nhân dự bị.

Cách thức thực hiện

 

Tại trụ sở UBND xã

 

 

Thành phần số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ:

a. Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị (mang theo bản chính để đối chiếu).

b. Bản chụp các giấy tờ liên quan đến những thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự (mang theo bản chính để đối chiếu).

 

7. Đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trình tự thực hiện

Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi

Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi được thực hiện khi công dân đã đăn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Công dân đă đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

– Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự;

– Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự;

– Bản chụp giấy giới thiệu chuyển hộ khẩu do cơ quan công an cấp huyện và đơn vị hành chính tương đương về thay đổi nơi cư trú (mang theo bản chính để đối chiếu).

Bước 2: Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, công dân mang nộp tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyn đi.

Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm làm thủ tục cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyn đi và cấp Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự; đưa ra khỏi Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ.

Bước 3: Tổng hợp, báo cáo kết quả

Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Ch huy quân sự cấp huyện. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tng hợp, đưa ra khỏi Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ đối với công dân thay đổi nơi cư trú ngoài địa bàn huyện.

8. Đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến khi thay đổi nơi cu trú hoặc nơi làm việc, học tập.

 

 

 

Trình tự thực hiện

 Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến

Công dân có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày chuyển đến nơi  cư trú mới để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 13/2016/NĐ-CP. 

Bước 1: Đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến

Công dân nộp Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến.

Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hướng dẫn cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến; vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ.

Bước 2: Tổng hợp, báo cáo kết quả

Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổng hợp, quản lý danh sách công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến; vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ.

 

 

9.Đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng.

 

 

 

 

 

 

Trình tự thực hiện


1. Hồ sơ
Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị (mang theo bản chính để đối chiếu).
2. Trình tự thực hiện
a) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đã đăng ký nghĩa vụ quân sự để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng tại nơi cư trú.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập, công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký lại;
b) Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng; bổ sung các thông tin vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị; lập danh sách công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng hoặc đăng ký lại cho công dân (trường hợp công dân trở về);
c) Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

 

 

 

 

 

10. Đăng ký miễn gọi nhập ngũ thời chiến

 

 

 

 

 

 

 

 

Trình tự thực hiện


1. Trình tự thực hiện
a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự nhận được quyết định bổ nhiệm hoặc được biên chế vào chức danh thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến, thì cơ quan, tổ chức nơi công dân công tác cử đại diện mang quyết định bổ nhiệm hoặc giấy xác nhận chức danh thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để làm thủ tục đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự. Công dân đã được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu không còn giữ chức vụ hoặc chức danh thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến thì cơ quan, tổ chức nơi công dân công tác cử đại diện đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để đăng ký nghĩa vụ quân sự lại.
b) Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổng hợp danh sách để quản lý riêng.

 

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại UBND xã

 

Thành phần số lượng hồ sơ.

2.hồ sơ ( 1bộ)

Bản chụp Quyết định bổ nhiệm chức vụ (mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc giấy xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với chức danh công tác thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến.

 

11.Thủ tục giải quyết chế độ hưu trí đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có từ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, cơ yếu đã phục viên xuất ngũ, thôi việc.

 

 

1. Chế độ trợ cấp hàng tháng

a) Đối tượng hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư này, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác được tính hưởng chế độ theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này (bao gồm cả số đối tượng đã phục viên, xuất ngũ sau ngày 15 tháng 12 năm 1993 hiện đang công tác ở xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà khi thôi công tác ở xã không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định hoặc đối tượng khi thôi công tác ở xã thuộc diện được cộng nối thời gian phục vụ trong quân đội, cơ yếu với thời gian công tác ở xã nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí mà thời gian phục vụ trong quân đội, cơ yếu chưa được tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần) được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng tính theo số năm công tác được tính hưởng chế độ theo quy định nêu trên; mức hưởng cụ thể như sau:

- Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 925.000 đồng/tháng;

- Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 971.000 đồng/tháng;

- Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 1.018.000 đồng/tháng;

- Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 1.064.000 đồng/tháng;

- Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 1.110.000 đồng/tháng.

b) Khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng thì mức trợ cấp nêu trên cũng được điều chỉnh tương ứng; thời điểm được điều chỉnh thực hiện theo quy định của Chính phủ kể từ sau ngày 01/01/2012.

c) Đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng từ trần thì thôi hưởng từ tháng tiếp theo; thân nhân của đối tượng từ trần được hưởng trợ cấp một lần bằng 3 tháng trợ cấp hiện hưởng của đối tượng từ trần.

 

 

 

Cách thức thực hiện

         Trực tiếp tại UBND xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thành phần số lương hồ sơ.

+ thành phần hồ sơ.

Hồ sơ xét hưởng chế độ quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, được hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Giấy tờ làm căn cứ xét duyệt hưởng chế độ

a) Giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc, gồm:

- Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc hoặc hết nhiệm vụ hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi lao động hợp tác quốc tế;

- Phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành;

- Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật;

- Lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan, phiếu quân nhân; lý lịch đi lao động ở nước ngoài; lý lịch đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội (nếu có);

Các giấy tờ gốc nêu trên bao gồm bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền.

- Giấy xác nhận quá trình công tác của cơ quan, đơn vị cũ trước khi đối tượng phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc (mẫu 7, bản chính), do thủ trưởng cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc, thôi công tác hoặc cử đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên quốc phòng rồi thôi việc cấp, ký, đóng dấu, kèm theo bản photocopy hồ sơ của đối tượng hoặc danh sách đăng ký, quản lý đối tượng mà cơ quan, đơn vị đang lưu trữ để làm căn cứ xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì do cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận.

b) Giấy tờ liên quan, gồm:

- Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng; phong, thăng quân hàm, nâng lương; điều động công tác, bổ nhiệm chức vụ; giao nhiệm vụ;

- Giấy chứng nhận tham gia Thanh niên xung phong; giấy đăng ký quân nhân dự bị; phiếu khám sức khỏe, chuyển thương, chuyển viện;

- Huân, huy chương tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và các hình thức khen thưởng khác;

- Hồ sơ hưởng chính sách người có công, hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

- Giấy chứng tử; giấy báo tử tử sĩ;

- Các giấy tờ liên quan khác, nếu có.

2. Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với từng đối tượng

a) Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng được lập thành 03 bộ (gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 01 bộ; lưu tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh 01 bộ, tại Bộ Tư lệnh quân khu 01 bộ; hoặc lưu tại Cục Chính sách 01 bộ, đối với đối tượng do Cục Chính sách ra Quyết định), mỗi bộ gồm:

- 01 bản khai cá nhân của đối tượng (mẫu 1A), bản chính;

- Mỗi hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt hướng dẫn tại khoản 1 Điều này (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền) đủ yếu tố chứng minh đúng đối tượng, điều kiện hưởng chế độ và thời gian công tác của đối tượng theo hướng dẫn tại Điều 1, 2 và khoản 1 Điều 3 Thông tư này;

- 01 Biên bản xét duyệt của Hội đồng chính sách xã, phường, thị trấn (mẫu 2), bản chính.

- 01 Công văn xét duyệt và đề nghị của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố (mẫu 4), bản chính.

Từng đợt báo cáo, các cấp kèm theo Công văn đề nghị (mẫu 3A); danh sách đối tượng (mẫu 3B), bản chính.

Hồ sơ bàn giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để chi trả chế độ gồm:

- Bản khai cá nhân của đối tượng;

- Bản xét duyệt và đề nghị của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hoặc Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;

- Quyết định và Giấy giới thiệu hưởng trợ cấp hàng tháng của Bộ Tư lệnh quân khu hoặc của Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị (đối với đối tượng do Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị ra Quyết định).

 

 

 

12. Thủ tục giải quyết chế độ trợ  cấp 01 lần đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, cơ yếu đã phục viên xuất ngũ, thôi việc( đối tượng từ trần)

 

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại UBND xã

 

 

 

 

 

 

Thành phần số lượng hồ sơ

+ Thành phần hồ sơ

Hồ sơ xét hưởng chế độ quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, được hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Giấy tờ làm căn cứ xét duyệt hưởng chế độ

a) Giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc, gồm:

- Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc hoặc hết nhiệm vụ hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi lao động hợp tác quốc tế;

- Phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành;

- Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật;

- Lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan, phiếu quân nhân; lý lịch đi lao động ở nước ngoài; lý lịch đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội (nếu có);

Các giấy tờ gốc nêu trên bao gồm bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền.

- Giấy xác nhận quá trình công tác của cơ quan, đơn vị cũ trước khi đối tượng phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc (mẫu 7, bản chính), do thủ trưởng cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc, thôi công tác hoặc cử đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên quốc phòng rồi thôi việc cấp, ký, đóng dấu, kèm theo bản photocopy hồ sơ của đối tượng hoặc danh sách đăng ký, quản lý đối tượng mà cơ quan, đơn vị đang lưu trữ để làm căn cứ xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì do cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận.

b) Giấy tờ liên quan, gồm:

- Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng; phong, thăng quân hàm, nâng lương; điều động công tác, bổ nhiệm chức vụ; giao nhiệm vụ;

- Giấy chứng nhận tham gia Thanh niên xung phong; giấy đăng ký quân nhân dự bị; phiếu khám sức khỏe, chuyển thương, chuyển viện;

- Huân, huy chương tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và các hình thức khen thưởng khác;

- Hồ sơ hưởng chính sách người có công, hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

- Giấy chứng tử; giấy báo tử tử sĩ;

- Các giấy tờ liên quan khác, nếu có.

c) Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần được lập thành 02 bộ (đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh: Lưu UBND huyện 01 bộ, UBND tỉnh 01 bộ; đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết: Lưu Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh 01 bộ; BTL quân khu hoặc BTL Thủ đô Hà Nội 01 bộ), mỗi bộ gồm:

- 01 bản khai cá nhân của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần), mẫu 1B hoặc 1C, bản chính;

- 01 giấy chứng tử hoặc giấy báo tử tử sĩ (đối với đối tượng đã từ trần), bản chính hoặc bản sao;

- Một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt hướng dẫn tại khoản 1 Điều này (nếu có);

- 01 Biên bản xét duyệt của Hội đồng chính sách xã, phường, thị trấn (mẫu 2), bản chính.

Từng đợt báo cáo, các cấp kèm theo Công văn đề nghị (mẫu 3A); danh sách đối tượng (mẫu 3C), bản chính.

 

 

13. Đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị

 

 

 

Cách thực thực hiện

Hồ sơ đăng ký gồm: Phiếu quân nhân dự bị; bản chụp quyết định xuất ngũ, thôi việc trong Quân đội nhân dân hoặc thôi phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân (mang theo bản chính để đối chiếu) đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; quân nhân chuyên nghiệp; công nhân và viên chức quốc phòng xuất ngũ, thôi việc trong Quân đội nhân dân, lực lượng cảnh sát biển và công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân.

Trình tự thực hiện: Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị, ban chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Luật Nghĩa vụ quân sự vào tháng 4 hằng năm. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có ban chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày công dân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật Nghĩa vụ quân sự về địa phương cư trú có trách nhiệm đến ban chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị vào các ngày trong năm.

Trong thời hạn 1 ngày, ban chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm lập phiếu quân nhân dự bị, vào sổ đăng ký quân nhân dự bị và chuyển giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị cho công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có ban chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị tại nơi cư trú. Trong thời hạn 10 ngày, ban chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp báo cáo ban chỉ huy quân sự cấp huyện. Ban chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp vào sổ đăng ký quân nhân dự bị.

Nội dung trên quy định tại Nghị định số 13/2016/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8-4-2016.

 

 

 

14. giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan binh sĩ trực tiếp tham gia kháng chiến chống mỹ cứu nước nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội đã phục viên.Xuất ngũ trước 01/4/2000.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
      XÃ ĐỘC LẬP

                                                            Mẫu số 02

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

 

 

 

 


PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC

Năm 2019

Họ và tên:  LƯƠNG VĂN DŨNG

Chức vụ, chức danh: Chỉ huy trưởng quân sự

Đơn vị công tác: UBND xã Độc Lập – Quảng Uyên – Cao Bằng

Ngạch công chức: 01.003;  Bậc: 2; Hệ số lương: 2,67

I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN CỦA CÔNG CHỨC

1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước:

            - Luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời tuyên truyền vận động gia đình, bạn bè, đồng nghiệp tham gia thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà Nước.

- Nghiêm túc chấp hành chế độ học tập lý luận chính trị, các văn kiện Nghị quyết của Đảng. Nhằm không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc:

- Luôn giữ gìn đạo đức lối sống lành mạnh, thực hiện tt các quy định về những việc cán bộ , công chức không được làm.

- Có tính kỷ luật, ý thức kỷ luật trong công việc, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan

- Có ý thức tự giác trong công việc, có tinh thần đoàn kết.

3. Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

- Năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng,  từ đó không ngừng học tập, để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, luôn tìm tòi học hỏi đồng nghiệp, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng nhu cầu công việc được phân công.

4. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Bản thân luôn phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ cơ quan giao phó, tâm huyết tận tuỵ với công việc, có ý chí cầu tiến và tìm tòi học hỏi để hoàn thành công việc.Với trách nhiệm là Công chức, tôi luôn có ý thức nỗ lực hết mình, tận dụng thời gian giải quyết dứt điểm công việc được giao.

- Tham gia đầy đủ các phong trào của cơ quan đề ra.

5. Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ:

- Có tinh thần phối hợp, hợp tác tốt trong công việc đối với đồng nghiệp, và các ban ngành, đoàn thể trong cơ quan để thực hiện nhiệm vụ chung. Nhằm hoàn thành công việc chuyên môn của mình và của cả cơ quan, không  ngại khó, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

6. Thái độ phục vụ nhân dân:

 - Có thái độ hoà nhã, khiêm tốn, chân tình, thẳn thắng với nhân dân khi giao tiếp công việc

 .        - Luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân để hành động đúng trong cách ứng xử và giao tiếp công việc.

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

          7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý:

          ……………………………………………………………………………………...

          8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:……………………………………………………...

          ……………………………………………………………………………………...

          9. Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức:………………………………………….

          ……………………………………………………………………………………...

    II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA CÔNG CHỨC

  1. Đánh giá ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm :

Tích cực tham gia các hoạt động của ngành, của cơ quan hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, có tinh thần đoàn kết với mọi người và các hoạt động khác, quan hệ tốt với nhân dân. Chấp hành tốt chính sách, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Nhược điểm:

Đôi khi chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến.

          2. Phân loại đánh giá: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 

Ngày 16 tháng 12 năm 2019
Công chức tự đánh giá

 

 

 

Lương Văn Dũng

 

III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ VÀ LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP QUẢN LÝ CÔNG CHỨC

1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi công chức công tác:

..................................................................................................................................

2. Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp quản lý công chức:

..................................................................................................................................

  

Ngày.......tháng........năm 2019
Thủ trưởng trực tiếp đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN

1. Nhận xét ưu, nhược điểm:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

2. Kết quả đánh giá, phân loại công chức:

(Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ)

..................................................................................................................................

  

Ngày.......tháng........năm 2019

Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang